Có một số đông người Việt đã thắc mắc không biết làm thế nào cho chính mình hoặc con em mình có thể trở thành Phi công với hy vọng sẽ tìm được một nghề chuyên môn với nhiều quyền lợi và đồng lương thật hấp dẫn. Thấy mấy ổng trông sao mà ngon lành quá nên cũng muốn con cháu mình được như mấy ổng.
Bất cứ ai khi muốn trở thành một nghề chuyên môn nào đều phải đi qua một đoạn đường dài đầy thử thách để đạt được kinh nghiệm rồi mới bước lên thềm vinh quang của nghề nghiệp. Và cái gì trên thế gian này cũng có mặt trái và mặt phải của nó .
Nưóc Mỹ là một vùng đất có rất nhiều cơ hội (The land of opportunity) để thành công trong mọi lãnh vực cho những ai chịu khó và ý chí để đạt được mục đích mà mình ao ước.
Nếu bạn muốn trở thành Bác-sỹ bạn phải vô đại học rồi phải qua biết bao nhiêu kỳ thi, phải học trầy vi tróc vẩy, thi cử liên miên ... và phải hoàn tất chương trình học thi đủ điểm đậu để ra trường, rồi khi ra trường phải túc trực thâu đêm làm nội trú ở một bịnh-viện nơi tỉnh lẽ nào đó. Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thành tài tốn cả chục năm! Chớ đâu phải ra bác-sỹ rồi mở phòng mạch liền và hốt bạc khơi khơi như chuyện giỡn chơi!
Nghề Phi-công bên Mỹ cũng vậy có bằng cấp rồi nhưng chưa có kinh nghiệm nên phi công mới ra đời phải xin bay cho các hãng nhỏ để thu thập kinh nghiệm và lấy giờ bay. Có khi phải xin làm cho một công ty tư với đồng lương rẻ mạt ở một làng nhà quê nào đó không chừng.
Rồi sau đó khi đã có đủ giờ bay và kinh nghiệm, phi công này sẽ đưa đơn xin vào một hãng hàng không, sau một kỳ thi nếu trúng tuyển phi-công này coi như toại nguyện.
Theo như dự đoán của bộ Giao-thông Hoa-kỳ thì trong vòng 10 năm tới ngành Hàng-Không tại Hoa-kỳ sẽ phát triển mạnh và sẽ thiếu rất nhiều Phi-công, vì một số rất đông phi-công thuộc lứa tuổi của chiến tranh Việt Nam nay đã đến tuổi về hưu. Phi-công dân sự của Mỹ chỉ được bay đến 60 tuổi là bị bắt buộc về hưu, không phải 65 như các ngành chuyên môn khác ngoài đời (Airline Pilot khi về hưu được lảnh khoảng 54 phần trăm của của đồng lương 6 số chính thức nên cũng không đến nổi tệ và vẫn được hưởng các quyền lợi về di-chuyễn bằng đường hàng không của hảng "Free" như lúc còn đi làm). Bởi đó nên các phi-công của Hải-Lục-Không-Quân Hoa-Kỳ đều mong được giải ngũ sớm để ra xin bay cho các hãng Airlines.
Có 3 phương cách để trở thành Phi-công:
- Phương cách thứ nhất như gia-nhập vào Không-Quân (Dành cho quí bạn trẻ tuổi bước chân vào Đại học) hy-vọng được rơi vào chỉ số phi-hành, bạn sẽ được Không-Quân huấn luyện, bay một vài năm cho Không-Quân sau khi hết hạn giao kèo ký-kết lúc tình-nguyện (khoảng 4 năm?).
Khi ra ngoài đời dân sự vừa có bằng Pilot vừa có kinh nghiệm và giờ bay nên các Pilot này được các hãng Airlines chiếu cố rất nhiều.
- Phương cách thứ hai là ghi danh vào các trường đại học có dạy về hàng-không họ cũng có chương trình huấn luyện Pilot như bên ngoài các trường này là: University of Illinois nằm tại thành phố Champaign thuộc tiểu bang Illinois, Purdue University tại La Fayette, tiểu bang Indianapolis, Ohio State tại Columbus, tiểu bang Ohio và còn nhiều trường khác nữa, sinh viên phải đóng thêm hoc phí cho chương trình này và rẻ hơn học bên ngoài.
- Phương cách thứ ba là bạn ghi danh theo học tại các trường bay địa phương, phí tổn do chính bạn chịu trách nhiệm.
Bên Mỹ này còn có các trường huấn luyện Pilot chuyên nghiệp cho tất cả học viên từ lúc chưa bao giờ biết bay cho đến khi ra trường trở thành Pilot có đầy đủ bằng cấp , giờ bay và khi xong còn được giới thiệu cho đi làm cho các hãng Commuter.
Rất nhiều quốc gia khác trên thế giới gởi học viên sang các trường bay này sau khi tốt nghiệp họ sẽ trở về bay cho Airlines của họ. Thí dụ như trường Emery-Ridle tại thành phố Daytona Beach tiểu ban Florida. Thời gian mà trường này dạy pilot từ lúc khởi đầu đến khi có đầy đủ bằng cấp và giờ bay là khoảng 1 năm rưỡi.
Bên Mỹ này ai muốn làm Pilot lấy bằng lái máy bay cũng được cả. Lấy bằng lái máy bay cũng như lấy bằng lái xe hơi vậy thôi. Nghĩa là phải đi học bay, có chút can đảm vì bản tính của người mình hơi nhác gan một tý thôi và…tốn tiền nhiều hơn đi học lái xe hơi! Và còn một cái sợ sệt khác là làm nghề lái máy bay rất nguy hiểm và dễ "Chết".
Thưa quí vị theo bản thống kê của bộ Giao thông và Vận tải thì tai nạn do phi cơ gây ra một ở một tỷ-lệ rất thấp so với xe hơi, xe lửa và tàu thủy. Phương tiện di chuyển an-toàn nhứt trên thế giới hiện nay là bằng đường Hàng-Không! Vài 3 năm mới có một tai nạn phi-cơ, các cơ quan truyền-thông muốn có những tin tức sốt dẻo để câu khách nên họ cứ lập đi lập lại hầu như 24 giờ và còn thêm nhiều chi-tiếc không có lợi cho nền Hàng-không do đó đã ảnh hường lo sợ trong tâm lý quần chúng.
Một điều lo ngại lớn nữa là không biết mình hay con em mình học lái máy bay có nổi không, nghe nói học lái máy bay khó lắm.
Thưa quí vị năm 1968 tôi khi mới ra trường trung-học (tôi học Kỹ-thuật Cao-Thắng 61-68) ghi danh vô trường đại học, chưa học được bao lâu thì đã bị động viên, vì thích lái máy bay nên xin qua Không-quân. Lúc đó tụi tôi cũng còn "Trẻ" mới 18-20 tuổi , là một cậu học sinh trung học mới ra trường cũng chỉ là dân dã như quí bạn trẻ hay con em quý vị bây giờ thôi, tiếng Mỹ còn láp dáp chưa rành rẽ mà khi qua Mỹ này họ cũng dạy tụi tôi bay và trở thành Pilot.
Điều quí vị lo lắng khó khăn cũng rất đúng vì hể nghe nói chuyện về hàng không về chuyện bay bổng ít có người biết vì là chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó các học viên Pilot trẻ của tụi tôi cũng có một niềm lo âu như quí vị bây giờ là không biết mình có học bay nổi có không? Chúng tôi thường hay chọc ghẹo lẫn nhau là: - Trong gánh xiệc người ta còn dạy con khỉ đi xe đạp được thì mình cũng sẽ học lái máy bay được!
Quí vị nào muốn biết lái máy bay có khó hay không thì cứ việc đi bay thử. Tất cả các trường dạy lái máy bay tại địa-phương quí vị đang cư ngụ đều muốn có học viên nên nơi nào cũng có màn "Flight Introduction" để họ có dịp khuyến dụ học viện đi học bay rồi khi có bằng đôi khi các học-viên này sẽ trở lại mướn hay mua máy bay của họ.
Chung qui thì nó cũng giống như chuyện đi mua xe, các dealer cho bạn chạy thử xe vậy. Bạn cứ vô phi trường nói là có dự định đi học bay muốn có một Introduction flight họ sẽ cho bạn bay thử khoảng nửa giờ bạn phải chỉ trả 20$ tiền xăng. Lên trời quí vị sẽ được cho lái thử một chút cho biết. Sau khi đáp thấy thích thì có thể sẽ trở lại đi học bay còn không thích thì nói về nghĩ lại không bị ép uổng như khi đi mua xe.
Tại tất cả các phi-trường lớn nhỏ bên Mỹ này đều có trường dạy lái máy baỵ Ai muốn ghi tên học cũng được vì học phải trả tiền nên họ cần học viên lắm.
1- Giai đoạn thứ-nhứt để trở thành Phi-công:
Bằng cấp phi-công (Pilot license) đầu tiên gọi là bằng phi-công dân sự căn bản "Private Pilot."
Bạn sẽ ghi tên học partime hay fulltime tại bất cứ một trường bay dân sự nàọ Muốn biết trường dạy bay ở đâu cứ việc mở Yellow phone book chổ phần Air sẽ thấy quảng cáo Flight Training School v.v... Hoặc lái xe đến thẳng phi-trường nhỏ tại địa-phương hỏi có chổ nào dạy lái máy bay người ta sẽ chỉ cho bạn. Sau khi ghi danh học bay bạn sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.
Bạn sẽ được học địa huấn căn bản về luật hàng-không, về khí-tượng, về cách xem và xử dụng bản đồ, phương cách liên lạc không lưu v.v. (ngoài việc học ở trường bạn cũng sẽ được cung cấp sách vở và đầy đủ tài liệu để đem về nhà học thêm).
Sau đó bạn sẽ bắt đầu đi học bay, sẽ được học bay trên loại máy bay nhỏ 2 hay 4 chổ ngồi, học bay phần căn bản với huấn luyện viên .Sau khi bay chung với huấn luyện viên khoảng 10 đến 15 giờ tùy theo khả năng bạn sẽ được bay đơn-phi (solo) bay một mình không có thầy ngồi kế bên.
Trong chuyến bay Solo lần đầu của đời phi-công nó mang một ý nghĩa và một cảm giác thích-thú và hồi hộp rất khó mà diễn tả cộng với một niềm hảnh diện cá nhân vô-biên y như mình mới vừa làm dược một chuyện gì trọng đại nhất trong đời!
(Trước khi được thả bay một mình bạn cần phải đi lấy một chứng chỉ sức khoẻ phi-hành tạm gọi là (Student Medical licence) có giá trị 24 tháng. Nhà trường sẽ chỉ chỗ cho bạn đến một văn phòng bác-sỹ nào đó chuyên về phi-hành chỉ khám sơ khởi về tai mắt. Vì là chứng chỉ y khoa dân-sự phi hành căn bản nên không khó khăn như khi tuyển lựa vào Không-Quân, chỉ kỵ nhứt là bị các chứng bịnh về Tim và về Thần-kinh, ngoài ra nếu bạn có cận-thị cứ mang kính đi bay không bị giới hạn gì cả).
Sau khi bay được tổng cộng khoảng 40 giờ. (Nếu bạn có khả năng bay khá thì số giờ này sẽ ít hơn .. and you Save a lots of Money), bạn phải đến một văn phòng của chính phủ để thi viết 100 câu hỏi chỉ cần 70 điểm là đậu cũng giống như bạn phải thi viết đậu rồi mới được đi thi lái xe.
Thời gian học phi-huấn và địa huấn có thể từ 2 đến 4 tháng để bạn có số giờ này và cũng có thể ngắn hơn nếu bạn siêng đi bay. Vị huấn luyện viên của bạn có thể đề nghị cho bạn đi thi để lấy bằng Private Pilot.
Bạn sẽ bay với một vị giám khảo có thể là của chính-phủ (FAA tức là chữ tắt của Federal Aviation Administration) hay một giám khảo do chính-phủ chỉ định , thường thì ông giám đốc trường bay của bạn là giám khảo. Sau khoảng một giờ bay với vị giám khảo, nếu bạn vì lý do gì đó bị đánh rớt thì bạn sẽ phải về bay lại với thầy một hai lần rồi sẽ thi lại và nếu thí dụ bạn bị đánh rớt về phần đáp ngắn (short Landing) thì chỉ phải thi lại phần này thôi. Chuyện thi bay rớt cũng giống như bạn đi thi rớt lấy bằng lái xe hơi vậy.
Tuy nhiên chỉ có một số ít người vì bay với thầy lạ nên có thể hơi bị khớp và làm trật một vài phương thức về an phi. Bình thường thì các huấn luyện viện thấy bạn bay bổng cứng rắn rồi mới dám đề nghị cho bạn đi thi. Nên chuyện thi rớt cũng rất hiếm vì họ dạy mình bay - thứ nhứt là về vấn đề an toàn, thứ đến là bạn phải tốn một số tiền lớn vay mượn đâu đó để đi học bay, nên khi dạy họ cũng phải có chút lương tâm để cho bạn trở thành phi công.
Sau khi bạn đã có bằng Private Pilot thì bạn có quyền vô phi trường mướn loại máy bay nhỏ chở bà con bạn bè đi chơi ngắm cảnh hay bay từ tiểu ban này sang tiểu ban khác thăm bà con. Và chỉ được bay trong những lúc trời tốt mà thôi.
Quí vị nên nhớ bên Mỹ này mướn máy bay đi đây đi đó cũng giống như mướn xe hơi của hảng Hertz hay National vậy. Nhưng vì mướn máy bay giá mắc nên ít có người mướn máy bay, và phải có bằng phi-công. (Pilot Licence).
Có bằng Phi-công dân sự căn bản bạn rồi vẫn chưa có thể đi làm tài xế mướn cho ai được cả. Bạn không có quyền chở 3 người bạn đi thăm Las Vegas rồi charge mỗi người $500 dollars khứ hồi! Bạn chỉ có quyền chia tiền xăng nhớt, tiền mướn máy bay với các bạn đồng hành.
2- Giai đoạn thứ nhì:
Như đã có đề cập ở phần trên. Bằng cấp pilot căn bản của bạn chỉ mới đủ để hù mấy người thương dân ít biết gì về hàng không. Bạn không được bay trong nhưng lúc trời xấu, tầm nhìn xa bị giới hạn như lúc có mây mưa sa mù...và bạn cũng không được phép bay vào không phận hay đáp tại những phi trường có lưu lượng không lưu cao. Nói chung là các phi trường quốc-tế lớn.
Vì luật lệ có phần hơi khác so với các phi trường nhỏ. Bạn cần có một chứng chỉ mà tiếng Việt mình gọi là chứng chỉ Phi Cụ - bên tiếng Mỹ là: Instrument Rating.
Bạn sẽ phải đi học bay thêm khoảng 20 giờ bay nửa về Phi Cụ.
Có nghĩa là trong những giờ học bay này bạn sẽ không có dịp nhìn ra ngoài để bay nhưng hoàn toàn nhìn vào các đồng hồ trước mặt để bay. Sau khi cất cánh vị thầy của bạn sẽ cho bạn mang một dụng cụ làm cho bạn không thể nào nhìn ra ngoài được. Bạn bị bắt buộc phải ngó vào các đồng hồ và theo lịnh của thầy hay của radar dưới đất hướng dẩn bạn bay đi đây đó, tới nơi tới chốn mà không cần nhìn ra ngoài.
Và bạn cũng sẽ lại phải đi thi viết 100 câu hỏi về vấn đề phi-cụ (Instrument Written Test), bên Mỹ này cái gì cũng phải học và phải thi vì khi sang phần này bạn cũng sẽ qua một lớp địa-huấn về phi-cụ. Sau đó lại phải đi thi bay với một vị giám khảo khác.
Nhờ vậy mà các phi công khi bay trong thời tiết xấu không bị lạc. Và phi cơ đáp ngay giữa phi đạo mặc dù thời tiết bên ngoài thật xấu. Các phi công này chỉ biết nhìn vào đồng hồ và radar hướng dẫn cộng với máy điện toán trên phi cơ. Do đó mà dù cho phi-cơ bay cả trăm dặm trong mây mù và rồi vẫn đáp an toàn tại một phi trường có tầm nhìn xa rất thấp.
Đôi khi lái xe hơi gặp lúc sương mù dày đặt dưới đất chúng ta còn thấy khó, huống hồ chi phi-cơ bay nhanh cả trăm dặm một giờ lúc sắp sửa đáp. Nếu các phi-công không học phương cách bay bằng cách tin và nhìn vào các đồng hồ phi cụ này thì chắc chắn là ngành hàng không trên thế giới sẽ bị giới hạn rất nhiều.
3- Giai đoạn thứ ba:
Sau khi đã có bằng Private Pilot, có chứng chỉ Phi cụ bạn vẩn chưa có ai mướn để bay kiếm tiền được đâu.
Bạn phải lấy thêm một chứng chỉ nửa gọi là chứng-chỉ phi-công thương mại (Comercial rating). Bạn lại sẽ phải qua một lớp học địa huấn khác rồi phải lại đi thi viết 100 câu hỏi, và lại sẽ thi bay như những lần trước.
Muốn thi lấy chứng chỉ này chính-phủ đòi hỏi bạn phãi có một số kinh nghiệm và giờ bay tổng cộng khoảng 150 giờ.
Bạn sẽ xin đi theo các Pilot khác để kiếm giờ bay, và phải có một số giờ bay là 50 giờ trên loại phi-cơ Complex & Hight Performent - có nghĩa là loại phi-cơ phức tạp và có công xuất mã-lực cao. Bạn phải tự xếp bánh đáp sau khi cất cánh, ra bánh đáp trước khi hạ cánh và điều khiển công xuất của động cơ thường xuyên.
Nghe diễn tả thì có hơi phiền phức và hơi khó hiểu cho quí bạn nào chưa biết nhiều về chuyện bay bổng chứ thật ra thì chả có gì lạ. Bạn lái xe số tự động nhỏ như Toyota Tercel dễ và quen rồi giờ phải lái xe Van lớn bỏ số bằng tay, mới đầu hơn lọng cọng nhưng sau một thời gian rồi cũng quen thôi.
Lúc đi học bay bạn luôn luôn được huấn luyện trên loại phi-cơ nhỏ cho đở tốn kém. Và bây giờ giả dụ rằng bạn đã có tất cả những bằng cấp và chứng chỉ phi công thương mại rồi...bạn có thể bắt đầu xin đi làm tài xế cho tư nhân để kiếm tiền được rồi, nhưng bạn chỉ bay được loại máy bay nhỏ một động cơ thôi.
Ý muốn của bạn là làm sao xin vô các hãng lớn chớ chả lẽ học bay tốn tiền và có đủ bằng cấp rồi mà lại bị giới hạn với loại máy bay nhỏ coi bộ uổng công và không có lý chút nào?
Bạn nghĩ rất đúng, hầu hết các hãng hàng không lớn nhỏ trên đất Mỹ này đều xử dụng loại 2 động cơ. Nên bạn sẽ phải bắt buộc đi học và thi lấy bằng hai động-cơ (Multi-Engines Rating). Học bằng này thì giờ bay đắt tiền gấp 4 lần so với máy bay nhỏ. Nhưng bạn chỉ phải học độ khoảng 6 hay 8 giờ cho quen loại phi-cơ 2 máy rồi đi bay thì không phải thi viết phần nàỵ
Sau khi có chứng chỉ 2 động cơ bạn có thể đưa đơn vào xin bay cho các hảng nhỏ xử dụng loại hai động cơ đưa đón hành khách từ các tỉnh lẻ về các phi-trường lớn. Các hảng này gọi là "Commuter". Họ cũng xử dụng loại 2 động cơ loại bán-phản-lực (Turbo-Prop) hay loại phản lực (Jet) hai-máy nhỏ chở khoảng 3, 4 chục hành khách.
Dĩ nhiên là sau khi được mướn bạn sẽ được hãng cho đi học các loại phi-cơ phản lực hay bán phản lực này (Động cơ Bán-phản-lực có nghĩa là dùng một loại máy phản-lực nhỏ để quay chong chóng thường tạo ra sức đẩy).
Bạn sẽ bắt đầu là một ông hoa-tiêu-phó (Co-pilot), sau một thời gian bạn sẽ được thăng chức lên Trưởng-phi-cơ (Captain) sau một khoá học. Bay cho các hãng nhỏ này thì lương hướng không bao nhiêu chỉ tạm đủ sống.
Bạn hay bất cứ một ông Pilot nào cũng sẽ lại thắc mắt là bạn chỉ muốn làm phi công để được bay các loại Boeing hay Airbus thôi sao giờ lại phải lái ba cái máy bay nhỏ chở 2 - 3 chục hành khách này?
Câu trả lời là các hãng hàng không lớn khi mướn phi-công người ta đòi hỏi bạn phải có một số kinh-nghiệm và một số giờ bay khoảng từ 1,000 đến 2,000 (ngàn) giờ bay tổng cộng, tiêu chuẩn của mỗi hãng có thể khác nhau.
Bạn muốn có kinh nghiệm và số giờ bay này thì con đường duy nhứt cho các phi-công muốn kiếm giờ bay để được vào các hảng lớn là bay cho các hảng Commuter nhỏ, hay bay cho các hảng Air-Taxi còn gọi là Air Charter - có nghĩa là bạn sẽ luôn luôn ở trong tình trạng túc trực hể có ai cần di chuyển hay cần gởi một món hàng nào đến bất cứ một địa điểm nào trên đất Mỹ này mà không có đường hàng không thì họ sẽ gọi các hãng Air Taxi và bạn sẽ là phi công cho các dịch vụ này. Bay cho các hãng Air-Taxi cũng có khi rất vui vì lắm lúc được bay đến những phi-trường xa xăm hẻo lánh khỉ ho cò gáy mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, biết nhiều chỗ lạ… Nên quí bạn trẻ nào muốn thoả chí "tang bồng hồ thỉ" lúc còn trẻ thì nghề phi công là nghề của bạn.
Hoặc là bạn sẽ may mắn xin vào bay cho một công ty tư nhân nào đó thí dụ như công ty IBM, Rockwell, Ford Motor vv.. các hãng lớn đều có phi cơ phản lực riêng để di chuyển nhân viên hay ban giám đốc đi họp hay công tác khắp mọi nơi trên đất Mỹ hay có khi bay cả thế giới. Đây cũng là một cách kiếm giờ bay và lương hướng cũng rất khá. Hay được mướn vào bay cho một nhà tỷ phú nào đó... Bạn sẽ là tài xế máy bay riêng cho gia đình này.
Ngoài các hãng hàng không chở hành khách bạn còn có thể xin vào bay cho các hãng chở hàng hoá như Federal Exprerss, UPS hay Airborn Express. Các hãng này cũng trả lương rất hậu (sau một vài năm bạn cũng sẽ lãnh lương 6 số như ai). Chỉ có điều là các hãng chở hàng hoá naỳ hầu như 90 phần trăm chỉ bay vào ban đêm còn ban ngày thì pilot vô hotel "ngủ ". Và gia-đình thì không được hưởng nhiều quyền lợi di chuyển như bên các hãng chở hành khách.
Trong phạm vi bài này tôi sẽ không đề cập nhiều về các chi tiết khi quí bạn đi tìm việc làm sau khi đã có đủ bằng cấp. Bước chân được vào nền kỹ nghệ hàng không rồi bạn sẽ hiểu nhiều hơn vì nghề sẽ dạy nghề. Tôi chỉ xin nêu lên một vài khiá cạnh chính để quí bạn thông hiểu một ít về ngành hàng không bên Mỹ.
Chung qui thì từ khi chập chững bước chân vào học lái máy bay ai cũng thấy tương lai xa vời vợi. Học ra bác sỹ, tiến sỹ cũng phải mất 9 mười năm. Học ra Pilot nếu nền hàng không phát triển đúng như dự đoán của Bộ Giao-Thông Hoa Kỳ và nếu các yếu tố về "Nhân hoà địa-lợi" cho các bạn nào đã quyết chí làm nghề phi công thì trong vòng 6 hay 7 năm sau ngày bạn chập chửng bước vào nghề thì đồng lương 6 số không còn là điều mơ tưởng nữa.
Phi công lái cho các hãng Airlines bên xứ Mỹ này cũng được sắp hạng ngang hàng với Bác Sĩ hay Luật sư vì họ được gọi là Professional Pilot.
Cũng lãnh lương 6 số mà không cần phải quảng cáo rầm rộ để tìm thân chủ và ngày nghỉ thì có rất nhiều so với các nghề khác. Chỉ có một tội rất lớn là làm Pilot khi đi bay phải xa gia đình 3, 4 ngày một tuần là chuyện thường. Bạn nào sợ xa gia đình, vợ con, cha mẹ và có vợ hay ghen thì nghề này không phải là nghề của bạn.
(Phạm Quang Khiem
Pilot US Airways)
Làm thế nào để trở thành phi công hàng không dân sự? |
Nưóc Mỹ là một vùng đất có rất nhiều cơ hội (The land of opportunity) để thành công trong mọi lãnh vực cho những ai chịu khó và ý chí để đạt được mục đích mà mình ao ước.
Nếu bạn muốn trở thành Bác-sỹ bạn phải vô đại học rồi phải qua biết bao nhiêu kỳ thi, phải học trầy vi tróc vẩy, thi cử liên miên ... và phải hoàn tất chương trình học thi đủ điểm đậu để ra trường, rồi khi ra trường phải túc trực thâu đêm làm nội trú ở một bịnh-viện nơi tỉnh lẽ nào đó. Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thành tài tốn cả chục năm! Chớ đâu phải ra bác-sỹ rồi mở phòng mạch liền và hốt bạc khơi khơi như chuyện giỡn chơi!
Nghề Phi-công bên Mỹ cũng vậy có bằng cấp rồi nhưng chưa có kinh nghiệm nên phi công mới ra đời phải xin bay cho các hãng nhỏ để thu thập kinh nghiệm và lấy giờ bay. Có khi phải xin làm cho một công ty tư với đồng lương rẻ mạt ở một làng nhà quê nào đó không chừng.
Rồi sau đó khi đã có đủ giờ bay và kinh nghiệm, phi công này sẽ đưa đơn xin vào một hãng hàng không, sau một kỳ thi nếu trúng tuyển phi-công này coi như toại nguyện.
Theo như dự đoán của bộ Giao-thông Hoa-kỳ thì trong vòng 10 năm tới ngành Hàng-Không tại Hoa-kỳ sẽ phát triển mạnh và sẽ thiếu rất nhiều Phi-công, vì một số rất đông phi-công thuộc lứa tuổi của chiến tranh Việt Nam nay đã đến tuổi về hưu. Phi-công dân sự của Mỹ chỉ được bay đến 60 tuổi là bị bắt buộc về hưu, không phải 65 như các ngành chuyên môn khác ngoài đời (Airline Pilot khi về hưu được lảnh khoảng 54 phần trăm của của đồng lương 6 số chính thức nên cũng không đến nổi tệ và vẫn được hưởng các quyền lợi về di-chuyễn bằng đường hàng không của hảng "Free" như lúc còn đi làm). Bởi đó nên các phi-công của Hải-Lục-Không-Quân Hoa-Kỳ đều mong được giải ngũ sớm để ra xin bay cho các hãng Airlines.
Có 3 phương cách để trở thành Phi-công:
- Phương cách thứ nhất như gia-nhập vào Không-Quân (Dành cho quí bạn trẻ tuổi bước chân vào Đại học) hy-vọng được rơi vào chỉ số phi-hành, bạn sẽ được Không-Quân huấn luyện, bay một vài năm cho Không-Quân sau khi hết hạn giao kèo ký-kết lúc tình-nguyện (khoảng 4 năm?).
Khi ra ngoài đời dân sự vừa có bằng Pilot vừa có kinh nghiệm và giờ bay nên các Pilot này được các hãng Airlines chiếu cố rất nhiều.
- Phương cách thứ hai là ghi danh vào các trường đại học có dạy về hàng-không họ cũng có chương trình huấn luyện Pilot như bên ngoài các trường này là: University of Illinois nằm tại thành phố Champaign thuộc tiểu bang Illinois, Purdue University tại La Fayette, tiểu bang Indianapolis, Ohio State tại Columbus, tiểu bang Ohio và còn nhiều trường khác nữa, sinh viên phải đóng thêm hoc phí cho chương trình này và rẻ hơn học bên ngoài.
- Phương cách thứ ba là bạn ghi danh theo học tại các trường bay địa phương, phí tổn do chính bạn chịu trách nhiệm.
Bên Mỹ này còn có các trường huấn luyện Pilot chuyên nghiệp cho tất cả học viên từ lúc chưa bao giờ biết bay cho đến khi ra trường trở thành Pilot có đầy đủ bằng cấp , giờ bay và khi xong còn được giới thiệu cho đi làm cho các hãng Commuter.
Rất nhiều quốc gia khác trên thế giới gởi học viên sang các trường bay này sau khi tốt nghiệp họ sẽ trở về bay cho Airlines của họ. Thí dụ như trường Emery-Ridle tại thành phố Daytona Beach tiểu ban Florida. Thời gian mà trường này dạy pilot từ lúc khởi đầu đến khi có đầy đủ bằng cấp và giờ bay là khoảng 1 năm rưỡi.
Bên Mỹ này ai muốn làm Pilot lấy bằng lái máy bay cũng được cả. Lấy bằng lái máy bay cũng như lấy bằng lái xe hơi vậy thôi. Nghĩa là phải đi học bay, có chút can đảm vì bản tính của người mình hơi nhác gan một tý thôi và…tốn tiền nhiều hơn đi học lái xe hơi! Và còn một cái sợ sệt khác là làm nghề lái máy bay rất nguy hiểm và dễ "Chết".
Thưa quí vị theo bản thống kê của bộ Giao thông và Vận tải thì tai nạn do phi cơ gây ra một ở một tỷ-lệ rất thấp so với xe hơi, xe lửa và tàu thủy. Phương tiện di chuyển an-toàn nhứt trên thế giới hiện nay là bằng đường Hàng-Không! Vài 3 năm mới có một tai nạn phi-cơ, các cơ quan truyền-thông muốn có những tin tức sốt dẻo để câu khách nên họ cứ lập đi lập lại hầu như 24 giờ và còn thêm nhiều chi-tiếc không có lợi cho nền Hàng-không do đó đã ảnh hường lo sợ trong tâm lý quần chúng.
Một điều lo ngại lớn nữa là không biết mình hay con em mình học lái máy bay có nổi không, nghe nói học lái máy bay khó lắm.
Thưa quí vị năm 1968 tôi khi mới ra trường trung-học (tôi học Kỹ-thuật Cao-Thắng 61-68) ghi danh vô trường đại học, chưa học được bao lâu thì đã bị động viên, vì thích lái máy bay nên xin qua Không-quân. Lúc đó tụi tôi cũng còn "Trẻ" mới 18-20 tuổi , là một cậu học sinh trung học mới ra trường cũng chỉ là dân dã như quí bạn trẻ hay con em quý vị bây giờ thôi, tiếng Mỹ còn láp dáp chưa rành rẽ mà khi qua Mỹ này họ cũng dạy tụi tôi bay và trở thành Pilot.
Điều quí vị lo lắng khó khăn cũng rất đúng vì hể nghe nói chuyện về hàng không về chuyện bay bổng ít có người biết vì là chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó các học viên Pilot trẻ của tụi tôi cũng có một niềm lo âu như quí vị bây giờ là không biết mình có học bay nổi có không? Chúng tôi thường hay chọc ghẹo lẫn nhau là: - Trong gánh xiệc người ta còn dạy con khỉ đi xe đạp được thì mình cũng sẽ học lái máy bay được!
Quí vị nào muốn biết lái máy bay có khó hay không thì cứ việc đi bay thử. Tất cả các trường dạy lái máy bay tại địa-phương quí vị đang cư ngụ đều muốn có học viên nên nơi nào cũng có màn "Flight Introduction" để họ có dịp khuyến dụ học viện đi học bay rồi khi có bằng đôi khi các học-viên này sẽ trở lại mướn hay mua máy bay của họ.
Chung qui thì nó cũng giống như chuyện đi mua xe, các dealer cho bạn chạy thử xe vậy. Bạn cứ vô phi trường nói là có dự định đi học bay muốn có một Introduction flight họ sẽ cho bạn bay thử khoảng nửa giờ bạn phải chỉ trả 20$ tiền xăng. Lên trời quí vị sẽ được cho lái thử một chút cho biết. Sau khi đáp thấy thích thì có thể sẽ trở lại đi học bay còn không thích thì nói về nghĩ lại không bị ép uổng như khi đi mua xe.
Tại tất cả các phi-trường lớn nhỏ bên Mỹ này đều có trường dạy lái máy baỵ Ai muốn ghi tên học cũng được vì học phải trả tiền nên họ cần học viên lắm.
1- Giai đoạn thứ-nhứt để trở thành Phi-công:
Bằng cấp phi-công (Pilot license) đầu tiên gọi là bằng phi-công dân sự căn bản "Private Pilot."
Bạn sẽ ghi tên học partime hay fulltime tại bất cứ một trường bay dân sự nàọ Muốn biết trường dạy bay ở đâu cứ việc mở Yellow phone book chổ phần Air sẽ thấy quảng cáo Flight Training School v.v... Hoặc lái xe đến thẳng phi-trường nhỏ tại địa-phương hỏi có chổ nào dạy lái máy bay người ta sẽ chỉ cho bạn. Sau khi ghi danh học bay bạn sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.
Bạn sẽ được học địa huấn căn bản về luật hàng-không, về khí-tượng, về cách xem và xử dụng bản đồ, phương cách liên lạc không lưu v.v. (ngoài việc học ở trường bạn cũng sẽ được cung cấp sách vở và đầy đủ tài liệu để đem về nhà học thêm).
Sau đó bạn sẽ bắt đầu đi học bay, sẽ được học bay trên loại máy bay nhỏ 2 hay 4 chổ ngồi, học bay phần căn bản với huấn luyện viên .Sau khi bay chung với huấn luyện viên khoảng 10 đến 15 giờ tùy theo khả năng bạn sẽ được bay đơn-phi (solo) bay một mình không có thầy ngồi kế bên.
Trong chuyến bay Solo lần đầu của đời phi-công nó mang một ý nghĩa và một cảm giác thích-thú và hồi hộp rất khó mà diễn tả cộng với một niềm hảnh diện cá nhân vô-biên y như mình mới vừa làm dược một chuyện gì trọng đại nhất trong đời!
(Trước khi được thả bay một mình bạn cần phải đi lấy một chứng chỉ sức khoẻ phi-hành tạm gọi là (Student Medical licence) có giá trị 24 tháng. Nhà trường sẽ chỉ chỗ cho bạn đến một văn phòng bác-sỹ nào đó chuyên về phi-hành chỉ khám sơ khởi về tai mắt. Vì là chứng chỉ y khoa dân-sự phi hành căn bản nên không khó khăn như khi tuyển lựa vào Không-Quân, chỉ kỵ nhứt là bị các chứng bịnh về Tim và về Thần-kinh, ngoài ra nếu bạn có cận-thị cứ mang kính đi bay không bị giới hạn gì cả).
Sau khi bay được tổng cộng khoảng 40 giờ. (Nếu bạn có khả năng bay khá thì số giờ này sẽ ít hơn .. and you Save a lots of Money), bạn phải đến một văn phòng của chính phủ để thi viết 100 câu hỏi chỉ cần 70 điểm là đậu cũng giống như bạn phải thi viết đậu rồi mới được đi thi lái xe.
Thời gian học phi-huấn và địa huấn có thể từ 2 đến 4 tháng để bạn có số giờ này và cũng có thể ngắn hơn nếu bạn siêng đi bay. Vị huấn luyện viên của bạn có thể đề nghị cho bạn đi thi để lấy bằng Private Pilot.
Bạn sẽ bay với một vị giám khảo có thể là của chính-phủ (FAA tức là chữ tắt của Federal Aviation Administration) hay một giám khảo do chính-phủ chỉ định , thường thì ông giám đốc trường bay của bạn là giám khảo. Sau khoảng một giờ bay với vị giám khảo, nếu bạn vì lý do gì đó bị đánh rớt thì bạn sẽ phải về bay lại với thầy một hai lần rồi sẽ thi lại và nếu thí dụ bạn bị đánh rớt về phần đáp ngắn (short Landing) thì chỉ phải thi lại phần này thôi. Chuyện thi bay rớt cũng giống như bạn đi thi rớt lấy bằng lái xe hơi vậy.
Tuy nhiên chỉ có một số ít người vì bay với thầy lạ nên có thể hơi bị khớp và làm trật một vài phương thức về an phi. Bình thường thì các huấn luyện viện thấy bạn bay bổng cứng rắn rồi mới dám đề nghị cho bạn đi thi. Nên chuyện thi rớt cũng rất hiếm vì họ dạy mình bay - thứ nhứt là về vấn đề an toàn, thứ đến là bạn phải tốn một số tiền lớn vay mượn đâu đó để đi học bay, nên khi dạy họ cũng phải có chút lương tâm để cho bạn trở thành phi công.
Sau khi bạn đã có bằng Private Pilot thì bạn có quyền vô phi trường mướn loại máy bay nhỏ chở bà con bạn bè đi chơi ngắm cảnh hay bay từ tiểu ban này sang tiểu ban khác thăm bà con. Và chỉ được bay trong những lúc trời tốt mà thôi.
Quí vị nên nhớ bên Mỹ này mướn máy bay đi đây đi đó cũng giống như mướn xe hơi của hảng Hertz hay National vậy. Nhưng vì mướn máy bay giá mắc nên ít có người mướn máy bay, và phải có bằng phi-công. (Pilot Licence).
Có bằng Phi-công dân sự căn bản bạn rồi vẫn chưa có thể đi làm tài xế mướn cho ai được cả. Bạn không có quyền chở 3 người bạn đi thăm Las Vegas rồi charge mỗi người $500 dollars khứ hồi! Bạn chỉ có quyền chia tiền xăng nhớt, tiền mướn máy bay với các bạn đồng hành.
2- Giai đoạn thứ nhì:
Như đã có đề cập ở phần trên. Bằng cấp pilot căn bản của bạn chỉ mới đủ để hù mấy người thương dân ít biết gì về hàng không. Bạn không được bay trong nhưng lúc trời xấu, tầm nhìn xa bị giới hạn như lúc có mây mưa sa mù...và bạn cũng không được phép bay vào không phận hay đáp tại những phi trường có lưu lượng không lưu cao. Nói chung là các phi trường quốc-tế lớn.
Vì luật lệ có phần hơi khác so với các phi trường nhỏ. Bạn cần có một chứng chỉ mà tiếng Việt mình gọi là chứng chỉ Phi Cụ - bên tiếng Mỹ là: Instrument Rating.
Bạn sẽ phải đi học bay thêm khoảng 20 giờ bay nửa về Phi Cụ.
Có nghĩa là trong những giờ học bay này bạn sẽ không có dịp nhìn ra ngoài để bay nhưng hoàn toàn nhìn vào các đồng hồ trước mặt để bay. Sau khi cất cánh vị thầy của bạn sẽ cho bạn mang một dụng cụ làm cho bạn không thể nào nhìn ra ngoài được. Bạn bị bắt buộc phải ngó vào các đồng hồ và theo lịnh của thầy hay của radar dưới đất hướng dẩn bạn bay đi đây đó, tới nơi tới chốn mà không cần nhìn ra ngoài.
Và bạn cũng sẽ lại phải đi thi viết 100 câu hỏi về vấn đề phi-cụ (Instrument Written Test), bên Mỹ này cái gì cũng phải học và phải thi vì khi sang phần này bạn cũng sẽ qua một lớp địa-huấn về phi-cụ. Sau đó lại phải đi thi bay với một vị giám khảo khác.
Nhờ vậy mà các phi công khi bay trong thời tiết xấu không bị lạc. Và phi cơ đáp ngay giữa phi đạo mặc dù thời tiết bên ngoài thật xấu. Các phi công này chỉ biết nhìn vào đồng hồ và radar hướng dẫn cộng với máy điện toán trên phi cơ. Do đó mà dù cho phi-cơ bay cả trăm dặm trong mây mù và rồi vẫn đáp an toàn tại một phi trường có tầm nhìn xa rất thấp.
Đôi khi lái xe hơi gặp lúc sương mù dày đặt dưới đất chúng ta còn thấy khó, huống hồ chi phi-cơ bay nhanh cả trăm dặm một giờ lúc sắp sửa đáp. Nếu các phi-công không học phương cách bay bằng cách tin và nhìn vào các đồng hồ phi cụ này thì chắc chắn là ngành hàng không trên thế giới sẽ bị giới hạn rất nhiều.
3- Giai đoạn thứ ba:
Sau khi đã có bằng Private Pilot, có chứng chỉ Phi cụ bạn vẩn chưa có ai mướn để bay kiếm tiền được đâu.
Bạn phải lấy thêm một chứng chỉ nửa gọi là chứng-chỉ phi-công thương mại (Comercial rating). Bạn lại sẽ phải qua một lớp học địa huấn khác rồi phải lại đi thi viết 100 câu hỏi, và lại sẽ thi bay như những lần trước.
Muốn thi lấy chứng chỉ này chính-phủ đòi hỏi bạn phãi có một số kinh nghiệm và giờ bay tổng cộng khoảng 150 giờ.
Bạn sẽ xin đi theo các Pilot khác để kiếm giờ bay, và phải có một số giờ bay là 50 giờ trên loại phi-cơ Complex & Hight Performent - có nghĩa là loại phi-cơ phức tạp và có công xuất mã-lực cao. Bạn phải tự xếp bánh đáp sau khi cất cánh, ra bánh đáp trước khi hạ cánh và điều khiển công xuất của động cơ thường xuyên.
Nghe diễn tả thì có hơi phiền phức và hơi khó hiểu cho quí bạn nào chưa biết nhiều về chuyện bay bổng chứ thật ra thì chả có gì lạ. Bạn lái xe số tự động nhỏ như Toyota Tercel dễ và quen rồi giờ phải lái xe Van lớn bỏ số bằng tay, mới đầu hơn lọng cọng nhưng sau một thời gian rồi cũng quen thôi.
Lúc đi học bay bạn luôn luôn được huấn luyện trên loại phi-cơ nhỏ cho đở tốn kém. Và bây giờ giả dụ rằng bạn đã có tất cả những bằng cấp và chứng chỉ phi công thương mại rồi...bạn có thể bắt đầu xin đi làm tài xế cho tư nhân để kiếm tiền được rồi, nhưng bạn chỉ bay được loại máy bay nhỏ một động cơ thôi.
Ý muốn của bạn là làm sao xin vô các hãng lớn chớ chả lẽ học bay tốn tiền và có đủ bằng cấp rồi mà lại bị giới hạn với loại máy bay nhỏ coi bộ uổng công và không có lý chút nào?
Bạn nghĩ rất đúng, hầu hết các hãng hàng không lớn nhỏ trên đất Mỹ này đều xử dụng loại 2 động cơ. Nên bạn sẽ phải bắt buộc đi học và thi lấy bằng hai động-cơ (Multi-Engines Rating). Học bằng này thì giờ bay đắt tiền gấp 4 lần so với máy bay nhỏ. Nhưng bạn chỉ phải học độ khoảng 6 hay 8 giờ cho quen loại phi-cơ 2 máy rồi đi bay thì không phải thi viết phần nàỵ
Sau khi có chứng chỉ 2 động cơ bạn có thể đưa đơn vào xin bay cho các hảng nhỏ xử dụng loại hai động cơ đưa đón hành khách từ các tỉnh lẻ về các phi-trường lớn. Các hảng này gọi là "Commuter". Họ cũng xử dụng loại 2 động cơ loại bán-phản-lực (Turbo-Prop) hay loại phản lực (Jet) hai-máy nhỏ chở khoảng 3, 4 chục hành khách.
Dĩ nhiên là sau khi được mướn bạn sẽ được hãng cho đi học các loại phi-cơ phản lực hay bán phản lực này (Động cơ Bán-phản-lực có nghĩa là dùng một loại máy phản-lực nhỏ để quay chong chóng thường tạo ra sức đẩy).
Bạn sẽ bắt đầu là một ông hoa-tiêu-phó (Co-pilot), sau một thời gian bạn sẽ được thăng chức lên Trưởng-phi-cơ (Captain) sau một khoá học. Bay cho các hãng nhỏ này thì lương hướng không bao nhiêu chỉ tạm đủ sống.
Bạn hay bất cứ một ông Pilot nào cũng sẽ lại thắc mắt là bạn chỉ muốn làm phi công để được bay các loại Boeing hay Airbus thôi sao giờ lại phải lái ba cái máy bay nhỏ chở 2 - 3 chục hành khách này?
Câu trả lời là các hãng hàng không lớn khi mướn phi-công người ta đòi hỏi bạn phải có một số kinh-nghiệm và một số giờ bay khoảng từ 1,000 đến 2,000 (ngàn) giờ bay tổng cộng, tiêu chuẩn của mỗi hãng có thể khác nhau.
Bạn muốn có kinh nghiệm và số giờ bay này thì con đường duy nhứt cho các phi-công muốn kiếm giờ bay để được vào các hảng lớn là bay cho các hảng Commuter nhỏ, hay bay cho các hảng Air-Taxi còn gọi là Air Charter - có nghĩa là bạn sẽ luôn luôn ở trong tình trạng túc trực hể có ai cần di chuyển hay cần gởi một món hàng nào đến bất cứ một địa điểm nào trên đất Mỹ này mà không có đường hàng không thì họ sẽ gọi các hãng Air Taxi và bạn sẽ là phi công cho các dịch vụ này. Bay cho các hãng Air-Taxi cũng có khi rất vui vì lắm lúc được bay đến những phi-trường xa xăm hẻo lánh khỉ ho cò gáy mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, biết nhiều chỗ lạ… Nên quí bạn trẻ nào muốn thoả chí "tang bồng hồ thỉ" lúc còn trẻ thì nghề phi công là nghề của bạn.
Hoặc là bạn sẽ may mắn xin vào bay cho một công ty tư nhân nào đó thí dụ như công ty IBM, Rockwell, Ford Motor vv.. các hãng lớn đều có phi cơ phản lực riêng để di chuyển nhân viên hay ban giám đốc đi họp hay công tác khắp mọi nơi trên đất Mỹ hay có khi bay cả thế giới. Đây cũng là một cách kiếm giờ bay và lương hướng cũng rất khá. Hay được mướn vào bay cho một nhà tỷ phú nào đó... Bạn sẽ là tài xế máy bay riêng cho gia đình này.
Ngoài các hãng hàng không chở hành khách bạn còn có thể xin vào bay cho các hãng chở hàng hoá như Federal Exprerss, UPS hay Airborn Express. Các hãng này cũng trả lương rất hậu (sau một vài năm bạn cũng sẽ lãnh lương 6 số như ai). Chỉ có điều là các hãng chở hàng hoá naỳ hầu như 90 phần trăm chỉ bay vào ban đêm còn ban ngày thì pilot vô hotel "ngủ ". Và gia-đình thì không được hưởng nhiều quyền lợi di chuyển như bên các hãng chở hành khách.
Trong phạm vi bài này tôi sẽ không đề cập nhiều về các chi tiết khi quí bạn đi tìm việc làm sau khi đã có đủ bằng cấp. Bước chân được vào nền kỹ nghệ hàng không rồi bạn sẽ hiểu nhiều hơn vì nghề sẽ dạy nghề. Tôi chỉ xin nêu lên một vài khiá cạnh chính để quí bạn thông hiểu một ít về ngành hàng không bên Mỹ.
Chung qui thì từ khi chập chững bước chân vào học lái máy bay ai cũng thấy tương lai xa vời vợi. Học ra bác sỹ, tiến sỹ cũng phải mất 9 mười năm. Học ra Pilot nếu nền hàng không phát triển đúng như dự đoán của Bộ Giao-Thông Hoa Kỳ và nếu các yếu tố về "Nhân hoà địa-lợi" cho các bạn nào đã quyết chí làm nghề phi công thì trong vòng 6 hay 7 năm sau ngày bạn chập chửng bước vào nghề thì đồng lương 6 số không còn là điều mơ tưởng nữa.
Phi công lái cho các hãng Airlines bên xứ Mỹ này cũng được sắp hạng ngang hàng với Bác Sĩ hay Luật sư vì họ được gọi là Professional Pilot.
Cũng lãnh lương 6 số mà không cần phải quảng cáo rầm rộ để tìm thân chủ và ngày nghỉ thì có rất nhiều so với các nghề khác. Chỉ có một tội rất lớn là làm Pilot khi đi bay phải xa gia đình 3, 4 ngày một tuần là chuyện thường. Bạn nào sợ xa gia đình, vợ con, cha mẹ và có vợ hay ghen thì nghề này không phải là nghề của bạn.
(Phạm Quang Khiem
Pilot US Airways)